Các câu hỏi thường gặp và câu trả lời

Hầu hết các câu hỏi của bạn có thể đã có câu trả lời bởi các câu hỏi thường gặp bên cạnh. Tuy nhiên nếu vẫn chưa có giải đáp đúng và đủ thì bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi bằng cách bấm vào đây để đặt hỏi!

1. Hiện nay có văn bản pháp lý hay quy chuẩn, tiêu chuẩn nào quy định về biện pháp thi công (BPTC) hay không?

Câu bạn hỏi được quy định tại TCVN 4055-1985 – Tổ chức thi công trong đó quy định: “Tất cả những công trình xây dựng tr¬ước khi khởi công xây lắp đều phải có thiết kế tổ chức xây dựng công trình và thiết kế thi công các công tác xây lắp (gọi tắt là thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công) đ¬ược duyệt.
Nội dung, trình tự lập và xét duyệt thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công đ¬ược quy định trong tiêu chuẩn “Quy trình thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công”.
Những giải pháp đề ra trong thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công phải hợp lí. Tiêu chuẩn để đánh giá giải pháp hợp lí là bảo đảm thời gian xây dựng công trình và đạt được những chỉ tiêu kinh tế – kĩ thuật khác trong xây dựng….”.

2. Nếu thực tế thì công sai khác so với BPTC được duyệt (không đúng trình tự của BPTC) thì có được coi là thi công sai thiết kế hoặc sai quy chuẩn, tiêu chuẩn hay không?

Thi công đất, bê tông, cốt thép, lắp ghép kết cấu bê tông cốt thép, kết cấu thép … đều yêu cầu phải có biện pháp thi công nêu tại các tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu tương ứng.
Biện pháp thi công do nhà thầu thi công xây dựng lập và đã được đưa ngay trong hồ sơ dự thầu cùng với giá thầu. Nhà thầu thi công chịu trách nhiệm thi công theo đúng biện pháp đã nêu trong hồ sơ dự thầu. Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 21 Nghị định 209/2004/NĐ-CP thì Chủ đầu tư không phải phê duyệt nhưng phải kiểm tra biện pháp thi công do nhà thầu thi công xây dựng lập.
Nhà thầu thi công có thể thi công với biện pháp thi công khác với biện pháp nêu trong hồ sơ dự thầu nhưng phải tự phê duyệt, báo cáo với chủ đầu tư và phải chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ và an toàn trong thi công, tuy nhiên nếu thi công sai thiết kế hoặc sai tiêu chuẩn, quy chuẩn là không được.
Hệ thống quản lý chất lượng tại công trường của nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 19 Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 bạn có thể nghiên cứu thêm.

3. Để xử lý vi phạm việc nêu trong mục 2 thì cần áp dụng điều nào, khoản nào trong Nghị định 23/2009/ND-CP?

Xử phạt nhà thầu thi công công trình được quy định tại Điều 26, 27, 28 Nghị 23/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.

Thanh toán khối lượng phát sinh?

“1. Khối lượng phát sinh đã có đơn giá trong hợp đồng, chúng tôi có được nghiệm thu thanh toán ngay trong các kỳ thanh toán hay không?
2. Cùng một hạng mục công việc, khi một nhà thầu trong liên danh phát sinh tăng khối lượng trong đoạn đường mình thi công (so với khối lượng nhà thầu đó được phân chia trong hợp đồng) nhưng tổng khối lượng của hai nhà thầu trong liên danh không lớn hơn khối lượng mời thầu thì khối lượng đó có được coi là khối lượng phát sinh không? Nhà thầu có khối lượng tăng đó có được thanh toán ngay trong các kỳ thanh toán hay không? Nếu không chúng tôi phải làm các thủ tục gì để đủ điều kiện thanh toán khối lượng tăng đó?”.

Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:

1. Đối với những khối lượng công việc phát sinh đã có đơn giá trong hợp đồng của hợp đồng theo giá điều chỉnh thì khối lượng công việc phát sinh này được nghiệm thu thanh toán ngay trong kỳ thanh toán theo hợp đồng; Đơn giá khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng xây dựng thực hiện theo Điều 27 của Nghị định 99/2007/NĐ-CP của Chính phủ;
2. Khối lượng thi công xây dựng công trình giữa các nhà thầu trong liên danh do liên danh nhà thầu thống nhất điều chuyển phù hợp với khối lượng trong hợp đồng đã được ký kết với chủ đầu tư (không phụ thuộc vào khối lượng của hồ sơ mời thầu); Việc thanh toán khối lượng công việc giữa chủ đầu tư với liên danh các nhà thầu thực hiện theo hợp đồng đã được các bên ký kết.

Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế trong việc thi công xây dựng công trình

1. Nhà thầu thiết kế trong việc thi công xây dựng công trình có các quyền sau đây:
a) Các quyền quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật này;
b) Yêu cầu chủ đầu tư xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện theo đúng thiết kế;
c) Từ chối những yêu cầu thay đổi thiết kế bất hợp lý của chủ đầu tư xây dựng công trình;
c) Từ chối nghiệm thu công trình, hạng mục công trình khi thi công không theo đúng thiết kế.
2. Nhà thầu thiết kế trong việc thi công xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây:
a) Các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 58 của Luật này;
b) Cử người có đủ năng lực để giám sát tác giả theo quy định; người được nhà thầu thiết kế cử thực hiện nhiệm vụ giám sát tác giả phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi vi phạm của mình trong quá trình thực hiện nghĩa vụ giám sát tác giả và phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
c) Tham gia nghiệm thu công trình xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư xây dựng công trình;
d) Xem xét xử lý theo đề nghị của chủ đầu tư xây dựng công trình về những bất hợp lý trong thiết kế;
đ) Phát hiện và thông báo kịp thời cho chủ đầu tư xây dựng công trình về việc thi công sai với thiết kế được duyệt của nhà thầu thi công xây dựng công trình và kiến nghị biện pháp xử lý.
Điều 75. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc thi công xây dựng công trình
1. Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc thi công xây dựng công trình có các quyền sau đây:
a) Được tự thực hiện thi công xây dựng công trình khi có đủ năng lực hoạt động thi công xây dựng công trình phù hợp;
b) Đàm phán, ký kết, giám sát việc thực hiện hợp đồng;
c) Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng theo quy định của pháp luật;
d) Dừng thi công xây dựng công trình và yêu cầu khắc phục hậu quả khi nhà thầu thi công xây dựng công trình vi phạm các quy định về chất lượng công trình, an toàn và vệ sinh môi trường;
đ) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp để thực hiện các công việc trong quá trình thi công xây dựng công trình;
e) Không thanh toán giá trị khối lượng không bảo đảm chất lượng hoặc khối lượng phát sinh không hợp lý;
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc thi công xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây:
a) Lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động thi công xây dựng công trình phù hợp để thi công xây dựng công trình;
b) Tham gia với ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc chủ trì phối hợp với ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giải phóng mặt bằng xây dựng để giao cho nhà thầu thi công xây dựng công trình;
c) Tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình;
d) Kiểm tra biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường;
đ) Tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán công trình;
e) Thuê tổ chức tư vấn có đủ năng lực hoạt động xây dựng để kiểm định chất lượng công trình khi cần thiết;
g) Xem xét và quyết định các đề xuất liên quan đến thiết kế của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng công trình;
h) Tôn trọng quyền tác giả thiết kế công trình;
i) Mua bảo hiểm công trình;
k) Lưu trữ hồ sơ công trình;
l) Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng làm thiệt hại cho nhà thầu thi công xây dựng công trình, nghiệm thu không bảo đảm chất lượng làm sai lệch kết quả nghiệm thu và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
m) Chịu trách nhiệm về các quyết định của mình; chịu trách nhiệm về việc bảo đảm công trình thi công đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả;
n) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.